Brand Name

Header

Tin tức

TÌNH TRẠNG ĐẦY HƠI Ở TRẺ SƠ SINH

Đăng ngày 05/07/2023

Bài được viết bởi: Bác sĩ Đoàn Thị Mai – Nghiên cứu sinh tiến sĩ dinh dướng & miễn dịch nhi khoa – Khoa y – Bệnh viện Đại học Tổng hợp Sankt-Peterburg(Nga)

“Bác sĩ ơi, bé nhà em hay bị đầy bụng sau ăn, bụng căng, quấy khóc, dỗ mãi không nín, rất tốn thời gian của em, có cách nào chữa đầy bụng hiệu quả ở trẻ em không ạ?”

Có rất nhiều bà mẹ có con sơ sinh đặt câu hỏi này cho mình, hôm nay BS Mai chia sẻ cho các mẹ biết về biểu hiện, nguyên nhân và các phương pháp giúp cải thiện tình trạng này nha.

Đầy hơi là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 4 tháng tuổi

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đầy hơi(1)

  • Bé quấy khóc, bé có thể khóc trong một giờ hoặc nhiều giờ, lặp đi lặp lại trong ngày hoặc bé có vẻ không vui hầu hết thời gian.
  • Con của bạn lười ăn hoặc chỉ ăn một lượng sữa nhỏ. Nếu ăn được nhiều hơn thì sau đó bé thường bị nôn trớ.
  • Đầy hơi, đầy bụng làm bé không thoải mái. Bé khó ngủ, trằn trọc, không ngủ sâu giấc.
  • Các dấu hiệu khác: Bụng bé căng tròn sau khi ăn; vặn vẹo như thể bé không thoải mái và kéo chân lên ngực rồi duỗi ra, ưỡn lưng đặc biệt là trong những cơn quấy khóc.

2. Nguyên nhân

  • Hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh, gặp phải ở khoảng 20% trẻ dưới 4 tháng tuổi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng quấy khóc ở trẻ sơ sinh và đầy hơi, đầy bụng có liên quan đến nhau (2).
  • Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện ở trẻ sơ sinh: ở trẻ nhỏ dưới một tuổi, đang là giai đoạn mà hệ tiêu hóa đang phát triển và làm quen, từ khả năng dung nạp, hấp thu cho đến bài tiết. Không tiêu hóa được các protein trong sữa (dị ứng đạm sữa bò) là nguyên nhân dễ gặp (1).
  • Khi trẻ bú quá no hoặc khoảng cách giữa các bữa gần nhau sẽ khiến hệ tiêu hoá nhỏ bé chưa kịp hoàn thiện của trẻ làm việc bị quá tải, không tiết đủ các emzym tiêu hóa (như amylase, lipase, lactase,…) nên không tiêu hoá được hết đồ ăn, sữa từ đó dẫn đến đầy hơi ở trẻ (1).
  • Do ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng từ mẹ, những đồ ăn như các loại đậu, bắp cải, cam, chanh, mận,… có thể làm tăng đầy hơi ở trẻ (3).
  • Trong quá trình ăn uống hàng ngày của trẻ: nuốt phải khí trong quá trình ăn uống; việc ngậm núm vú giả hay bú bình cũng có thể khiến trẻ nuốt không khí vào, lượng khí dư thừa tích tụ trong dạ dày nhiều cũng gây ra tình trạng đầy hơi (1).

3. Giải pháp

  • Một số phương pháp truyền thống giúp bé giảm đầy hơi được dân gian thường dùng như:
    1. Bế dỗ khi bé khóc (1).
    2. Vỗ lưng nhẹ nhàng giữa lúc bú để loại bỏ không khí nuốt phải trước khi nó đi vào ruột của bé (1).
    3. Mát xa đôi khi có thể giúp bé lưu thông khí trong hệ tiêu hoá. Bắt đầu với bụng của bé, sau đó xoa nhẹ lên khắp – vai, lưng, chân (1).
  • Sử dụng chế phẩm mới trên thị trường. Hiện tại trên thị trường đã có một chế phẩm giúp giảm đầy hơi ở mọi nguyên nhân. Thành phần chính được sử dụng trong chế phẩm là dược liệu A Ngùy. A Ngùy là một loại gia vị phổ biến ở Ấn Độ, các bộ phận của cây đều có mùi lạ, rất đặc trưng. Ngoài ra, dược liệu này được ứng dụng nhiều trong khoa học chữa bệnh (4). Dược liệu này đã được chứng minh có hiệu quả hỗ trợ giảm đầy hơi trên các phương diện:
    1. Dược liệu này có chứa tinh dầu, dễ bay hơi có tác dụng đẩy khí ra khỏi dạ dày, hỗ trợ giảm đầy hơi.
    2. Đã có các thử nghiệm lâm sàng trên chuột, chứng minh A Nguỳ tăng tiết nước bọt, tăng cường hoạt động lipase tuyến tụy và cũng kích thích amylase tuyến tụy giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn.
    3. Dược liệu có chứa hoạt chất umbelliprenin, liên kết đối kháng cạnh tranh với methacholine tại thụ thể muscarinic gây giãn cơ trơn, giảm co thắt bụng giảm cảm giác khó chịu khi đầy hơi.

Đối với các phương pháp truyền thống đòi hỏi ba mẹ phải có đủ thời gian và làm đúng kỹ thuật mới có hiệu quả. Riêng với mình, mình thích sử dụng chế phẩm Gogaz Baby chứa dược liệu A Ngùy hơn, hỗ trợ giảm đầy hơi ở mọi nguyên nhân mà còn tiện lợi, dễ sử dụng và tiết kiệm thời gian cho ba mẹ nữa.

  • Khi tình trạng đầy hơi, đầy bụng kéo dài, kèm theo các dấu hiệu không ổn định về tính chất phân; bé tăng trưởng không đạt tiêu chuẩn bạn cần cho bé đi thăm khám bác sĩ để giải quyết các nguyên nhân về dị ứng sữa, bất dung nạp đường lactose hay trào ngược dạ dày thực quản sinh lý ở trẻ (3).

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.whattoexpect.com/first-year/care/gassy-baby/
  2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tinh-trang-quay-khoc-do-day-hoi-bung-cua-tre-sau-sinh-colic/
  3. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/xu-tri-day-hoi-chuong-bung-o-tre-nhu-nhi/
  4. Biological activities and medicinal properties of Asafoetida: A review – J Tradit Complement Med. 2017 Jul; 7(3): 347–359.